Thành lập phong trào BAJARAKA

Tập tin:Y Bham Ênuôl.gifY Bham Ênuôl (1923 - 1975) - người sáng lập BAJARAKA

Tại Darlac năm 1955 đã xuất hiện Mặt trận Giải phóng Dân tộc Thượng (tiếng Pháp: Front de Libération des Montagnards, FLM) do sắc tộc Rađê đề xướng để phản đối chính sách của chính phủ Ngô Đình Diệm. Đến Tháng Năm với sự hưởng ứng của các sắc tộc khác thì phong trào này lấy tên BAJARAKA, danh xưng kết bằng bốn sắc tộc lớn: Bana, Jarai, Rađê và Kaho;[4] nhóm người lãnh đạo phong trào gồm có Y Bhăm Êñuôl (người Rhadé, sáng lập viên), Siu Síp (nhân sĩ Djarai), Y Dhơn Adrong (hiệu trưởng trường tiểu học Lạc Thiện), Y Nuin Hmok (giáo viên trung học buôn Kram), Y Nam Êban (sĩ quan quân đội), Paul Nưr (trí thức Bahnar) và nhiều nhân sĩ gốc Chăm, Mạ, Stiêng... Y Bhăm Êñuôl cho thành lập Ủy ban Tự Trị Trung ương, trụ sở đặt tại Pleiku, để chỉ huy phong trào.

Tháng 5 năm 1958, BAJARAKA gởi kháng thư đến tòa Đại sứ Pháp, Đại sứ Hoa KỳLiên Hiệp Quốc,... tố cáo những hành vi phân biệt đối xử của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số và kể công trong việc chống lại quân phiệt Đế quốc Nhật Bản, Việt MinhViệt Cộng; họ yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập.

Tháng 8 và 9 năm 1958, phong trào Bajaraka tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột. Các cuộc biểu tình bị trấn áp và những lãnh tụ của phong trào như Y Bhăm Êñuôl, Y Dhơn Adrong, Y Dhê Adrong, Y Nuin Hmok, Y Wick Buôn Ya, Y Het Kpor, Y Tluốp Kpor, Y Sênh Niê, Y Bun Sor, Y Yu Êban, Y Thih Êban, Touneh Yoh, Siu Sip, Paul Nưr, Nay Luet,... thì bị bắt.

Từ 1956 đến 1962, cho rằng người Thượng rất thiện chiến trong các rừng rậm, các cố vấn quân sự Mỹ vào các buôn làng, trang bị vũ khí cá nhân, thành lập các đội Dân Sự Chiến Đấu Thượng (CIDG-Civilian Indigenous Defense Group) và Lực lượng Đặc Biệt (Special Force) để chống cộng sản. Người Thượng bị lôi cuốn vào cuộc chiến Việt Nam một số ngả theo Cộng sản sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960. Số khác ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng hòa.[5] Cùng lúc đó ở Nam Vang vào cuối năm 1960 hai nhóm người ChàmKhmer Krom cũng thành lập Mặt trận Giải phóng ChampaMặt trận Giải phóng Khmer Krom mở đường liên kết cho các sắc tộc ở Miền Nam Việt Nam.[6]